Ào ạt lấn rừng làm rẫy, trồng bơ, dựng nhà

04.10.2023 15:5212 đã xem

Vườn sầu riêng khoảng 2ha trồng trên đất rừng phòng hộ phía sau chốt cảnh sát giao thông đèo Bảo Lộc chỉ là giọt nước tràn ly.

Khu vực rừng bị phá tại nội ô Đà Lạt xảy ra vào tháng 5-2022 nằm gần khu nhà kính trồng nông sản cũng lấn chiếm đất rừng - Ảnh: M.VINH

Khu vực rừng bị phá tại nội ô Đà Lạt xảy ra vào tháng 5-2022 nằm gần khu nhà kính trồng nông sản cũng lấn chiếm đất rừng - Ảnh: M.VINH

Trên thực tế tình trạng phá rừng để trồng cây, trồng rau từ lâu đã không còn là chuyện lạ ở tỉnh Lâm Đồng.

Thậm chí, việc phá rừng diện tích hàng hecta diễn ra ngay tại nơi tưởng chừng không ai dám là nội ô TP Đà Lạt.

Rừng nội ô cũng bị hạ

Khoảnh rừng quanh hồ Ta Hoét (huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng) bị phá nằm gần vùng có dân cư đang sống và sản xuất nông nghiệp - Ảnh: M.VINH

Khoảnh rừng quanh hồ Ta Hoét (huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng) bị phá nằm gần vùng có dân cư đang sống và sản xuất nông nghiệp - Ảnh: M.VINH

Giữa tháng 5-2022, một khoảnh rừng nội ô ở phường 8, TP Đà Lạt bị phá tan nát. Cơ quan chức năng hết sức bất ngờ khi vụ việc được phát hiện. 

Trong lúc kiểm tra, một lãnh đạo UBND TP Đà Lạt bức xúc rằng không thể hiểu tại sao một vụ phá rừng quy mô lớn, với khoảng 700 cây thông rừng bị đốn hạ và đầu độc, lại có thể xảy ra ở khu rừng nội ô. Khoảnh rừng bị phá liền lạc, có diện tích khoảng 3ha. 

Đáng nói, những cây thông bị đốn hạ vẫn còn để nguyên tại hiện trường. Một số cây nhựa tươi ứa ra. Dấu vết tại hiện trường cho thấy toàn bộ khoảnh rừng nội ô Đà Lạt đã bị đốn hạ bằng cưa máy.

Cũng tại Đà Lạt, rừng phòng hộ đầu nguồn được bảo vệ nghiêm ngặt nhưng không thoát khỏi bàn tay lâm tặc. 

Tháng 3-2022, chúng tôi đến khoảnh rừng thuộc xã Tà Nung, TP Đà Lạt. Trước mắt là hàng chục cây thông có đường kính 40 - 60cm, cao 10 - 15m đã bị đốn hạ, cắt thành khúc chất đống rồi đốt cháy nhằm phi tang. 

Đây là những cây thông được cơ quan chức năng xác định đã 20 năm tuổi, thuộc rừng phòng hộ đầu nguồn. Ở nơi khoảnh rừng bị phá xuất hiện nhiều cọc sắt được căng dây thép gai "đánh dấu lãnh thổ". 

Ông Nguyễn Thành Lợi - chủ tịch UBND xã Tà Nung - cho biết: "Nếu chính quyền địa phương không phát hiện sớm để giải tỏa hiện trường, trồng lại cây thì chỉ sau một thời gian ngắn đợi cho dấu vết rừng mờ nhạt, cây nông nghiệp lớn lên những người chiếm đất sẽ rao bán và kiếm tiền bất hợp pháp".

Rà soát lại các vụ phá rừng trên địa bàn, ông Trần Phú Trường - chủ tịch UBND thị trấn Nam Ban, huyện Lâm Hà - nhận định: "Nơi nào giá đất tăng cao là nơi đó chúng tôi phải lưu ý đề phòng phá rừng. 

Lâm tặc giờ manh động vô cùng, không phải dùng dao dùng búa để hạ cây mà dùng cưa máy công suất lớn chạy bằng điện. Chỉ một giờ một khắc nào đó là cả khoảnh rừng bị hạ. Khi nhận được tin báo, lực lượng bảo vệ đến hiện trường thì mọi việc đã xong rồi".

Rừng thành... rẫy

Tin tức khác